Những quy trình và chi phí và thời điểm bảo dưỡng ôtô cần chú ý

Việc bảo dưỡng xe hơi là quá trình quan trọng và rất cần thiết mà bất kỳ chủ sở hữu nào cũng cần phải thực hiện, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bạn, tuổi thọ và giá trị của xe. Bài viết dưới đây với những kinh nghiệm bảo dưỡng xe ô tô sẽ giúp bạn chăm sóc “xế cưng” được tốt hơn nhé!  

Cuốn sách “hướng dẫn sử dụng xe” hoặc “sổ bảo hành” khi mua xe mới cung cấp cho người dùng lịch trình bảo dưỡng định kỳ của xe. Vậy việc bảo dưỡng định kỳ gồm những công việc gì và chi phí ra sao?

Quy trình bảo dưỡng xe hơi cụ thể cho người mới

Tùy vào mỗi hàng sản xuất cũng như trung tâm bảo dưỡng sẽ có quy định bảo dưỡng xe hơi định kỳ khác nhau. Để hiểu rõ hơn, chủ xe nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi các kỹ thuật viên để biết được chính xác thời gian cần đem xe đi kiểm tra.

Thông thường, với quy trình bảo dưỡng xe hơi định kỳ thì các hãng sẽ tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Thay nhớt, kiểm tra lọc nhớt: Quy trình này được thực hiện khá đơn giản nên sẽ tiến hành đầu tiên. Không cần đến lúc bảo trì xe ô tô, bạn hoàn toàn có thể thay nhớt ngay khi đem xe đi rửa, hoặc tranh thủ thay khi đang ăn sáng, uống cà phê. Trong phí bảo dưỡng xe ô tô thì giá thay nhớt cũng được xem là tương đối rẻ.

Kiểm tra bánh xe: Nếu bánh xe mòn, thợ xe sẽ yêu cầu chủ xe thay thế. Trường hợp bánh xe còn dùng tốt, họ sẽ khuyến cáo bạn nên thay trong vòng thời gian bao lâu, chẳng hạn như 2 tháng sau. 

Kiểm tra, vệ sinh bộ phận lọc gió: Trường hợp lọc gió bị hư sẽ gây ảnh hưởng lớn, tác động xấu đến quá trình hoạt động của động cơ bên trong xe ô tô. Theo các chuyên gia, chủ xe nên thay lọc gió sau khi xe đã chạy được khoảng 50.000 km. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét thay thế sớm hơn tùy theo điều kiện kinh tế cũng như tình hình sử dụng để đảm bảo xe hoạt động trơn tru. Bạn cần chú ý cả hai loại lọc gió là lọc gió động cơ và lọc gió máy lạnh nhé!

Kiểm tra thắng: Vì là bộ phận vô cùng quan trọng, thắng xe cũng cần được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho tài xế khi di chuyển trên đường. Thắng xe sẽ bị mòn và chai cứng theo thời gian, gây mất tác dụng phanh. Do đó, chủ xe nên thường xuyên bảo trì xe ô tô để kiểm tra thắng xe, nhằm tránh gặp phải rủi ro đáng tiếc. 

Kiểm tra các chi tiết khác: Chẳng hạn như bố xe, kiểm tra heo dầu, các khớp nối, đinh ốc,… Nếu có chi tiết nào bị mòn và cần thay mới, các chủ xe nên chọn những loại phụ tùng tốt, đừng nên tiết kiệm chi phí bảo dưỡng xe ô tô mà đặt nhẹ chất lượng.

những quy trình khi bảo dưỡng xe ô tô

Các cấp bảo dưỡng

Thông thường, xe cần được bảo dưỡng sau mỗi 5.000 km và các nhà sản xuất phân ra 4 cấp bảo dưỡng định kỳ và một cấp đại tu, tùy theo số km hoặc tương ứng thời gian xe chạy, cụ thể như sau :

Cấp 1 (cấp nhỏ): 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km, 45.000 km…

Cấp 2 (cấp trung bình): 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km, 70.000 km…

Cấp 3 (cấp trung bình lớn): 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km…

Cấp 4 (cấp lớn): 40.000 km, 80.000 km, 120.000 km…

Đối với xe mới còn có một cấp nhỏ sau 1.000 km đầu tiên lăn bánh.

Các hạng mục cần làm tại các kỳ bảo dưỡng

Tùy vào từng cấp bảo dưỡng mà khối lượng công việc sẽ khác nhau và các hãng khác nhau cũng có những quy định riêng, tuy nhiên có thể thấy được những điểm chung trong hạng mục các việc cần làm.

Bảo dưỡng cấp 1: Đây là cấp bảo dưỡng nhỏ, công việc chính là thay dầu động cơ, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa và kiểm tra các hệ thống khác, bao gồm : kiểm tra lốp, kiểm tra đường ống nhiên liệu, kiểm tra hệ thống làm mát, hệ thống phanh, hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu… Nếu có dấu hiệu bất thường ở các hệ thống trên thì sẽ tiến hành xử lý ngay để đảm bảo chiếc xe ở trong tình trạng tốt nhất.

Chi phí cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 1 vào khoảng gần 1 triệu đồng.

Bảo dưỡng cấp 2: Hạng mục công việc bao gồm các hạng mục ở cấp 1 và thêm một số công việc khác như thay lọc dầu, vệ sinh và điều chỉnh phanh, bôi trơn các khóa, bản lề và chốt nắp capô, bổ sung nước rửa kính, cân bằng bánh xe và đảo lốp.

Chi phí cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 2 vào khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng.

Bảo dưỡng cấp 3: Đây là cấp bảo dưỡng trung bình lớn, các hạng mục công việc ở cấp này vẫn gồm các hạng mục kiểm tra như ở cấp 2 và có thêm các công việc khác, đó là thay lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ, thay lọc nhiên liệu, kiểm tra góc đặt bánh xe và điều chỉnh (nếu cần)…

Chi phí bảo dưỡng cấp 3 vào khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng.

Bảo dưỡng cấp 4: Cấp bảo dưỡng lớn nhất này sẽ gồm đầy đủ các hạng mục kiểm tra, bảo dưỡng. Ngoài các hạng mục công việc như ở các cấp bảo dưỡng nhỏ, bảo dưỡng cấp 4 có thêm các hạng mục sau : Thay nước làm mát động cơ, thay dầu phanh, dầu hộp số, dầu cầu, thay bugi nếu là loại bugi thường, kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu pap…

Cấp bảo dưỡng này có chi phí lớn, tùy từng dòng xe, tuy nhiên mức giá dao động ở khoảng 5 đến 8 triệu đồng.

Bảo dưỡng định kỳ là công việc cần thiết và cần được thực hiện theo số km hoặc theo thời gian sử dụng. Người dùng nên tuân thủ lịch bảo dưỡng để chiếc xe luôn được ở trong tình trạng tốt, vận hành ổn định, đồng thời sớm phát hiện các hư hỏng để xử lý kịp thời, tránh được các hư hỏng kéo theo gây tốn kém chi phí sửa chữa và tránh được các mối nguy hiểm khi lái xe.